Bảng phái sinh hàng hoá

Bảng giá phái sinh hàng hóa

Phái sinh hàng hóa tại Việt Nam đang trở thành thị trường tiềm năng với khả năng sinh lời lớn, ít rủi ro. Để đầu tư hàng hóa phái sinh thì việc nắm bắt bảng giá là điều vô cùng cần thiết cho mỗi nhà đầu tư. Vậy bảng giá phái sinh hàng hóa có những điểm gì phải lưu ý?

Bảng giá phái sinh hàng hóa là gì?

Bảng giá phái sinh hàng hóa là thông tin về các giá mặt hàng phái sinh được cập nhật liên tục, chi tiết về sự tăng, giảm của các mặt hàng trong thị trường phái sinh hàng hóa.

Bảng giá sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin đầy đủ và biến động của mỗi mặt hàng trên thị trường. Các chỉ số trên bảng giá hàng hóa phái sinh là: Giá chào mua, giá mở cửa, bước giá, khớp giá, giá chào bán, giá cao nhất, giá thấp nhất, cập nhật những thay đổi.

Lợi ích của bảng giá phái sinh hàng hóa

  • Tổng hợp giá của các loại hàng hóa giao dịch từ các sàn giao dịch hàng hóa thế giới.
  • Phân tích xu hướng, khối lượng giao dịch theo từng phiên.
  • Cập nhật tin tức thị trường vĩ mô và các chức năng khác.
Những lợi ích bảng giá phái sinh hàng hóa
Những lợi ích bảng giá phái sinh hàng hóa

Các danh mục chính trong bảng giá phái sinh hàng hóa

  • Cột “Mã hợp đồng”

Danh sách thông tin về hàng hóa và kỳ hạn trong tương lai, được sắp xếp theo thứ tự từ A-Z giúp nhà đầu tư tìm kiếm và lọc dễ dàng.

  • Cột “Ngày thông báo đầu tiên”

Đối tượng là nhà đầu tư tài chính sẽ được áp dụng ngày đáo hạn của hợp đồng phái sinh hàng hóa. Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam quy định tất cả các hợp đồng phải đóng trước 2 ngày làm việc so với ngày thông báo đầu tiên.

  • Cột “OI”

Tổng khối lượng hợp đồng hàng hóa phái sinh đang mở cho tới cuối phiên giao dịch liền trước.

  • Cột “Tổng KL”

Cho biết được tính thanh khoản của hàng hóa, trong phiên giao dịch đây là tổng khối lượng khớp lệnh.

  • Cột “Chào mua”

Biểu thị giá đặt mua tốt nhất và khối lượng đặt mua tương ứng.

  • Cột “Chào bán”

Biểu thị giá chào bán tốt nhất và khối lượng đặt mua tương ứng cho các nhà đầu tư.

  • Cột “Khớp lệnh”

Bao gồm các cột nhỏ khác. Đó là “Giá”, “KL” (khối lượng khớp), “+/-+ và “%”.

Trong đó:

  • Cột “Giá”: Mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày.
  • Cột “KL”: Khối lượng cổ phiếu khớp tương ứng với mức giá khớp.
  • Cột “+/-”: Mức thay đổi của giá hiện tại (giá khớp lệnh) so với giá đóng cửa (giá thanh toán) phiên trước.
  • Cột “%”: Tỷ lệ thay đổi của giá hiện tại (giá khớp lệnh) với giá đóng cửa (giá thanh toán) phiên trước.
  • Cột “Thanh toán”

Áp dụng thanh toán lãi/lỗ hằng ngày cho nhà đầu tư bằng giá đóng cửa phiên giao dịch trước.

  • Cột “Mở cửa”

Giá khớp lệnh đầu tiên trong phiên giao dịch.

  • Cột “Cao nhất”

Mức giá khớp cao nhất từ đầu phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại.

  • Cột “Thấp nhất”

Mức giá khớp thấp nhất từ đầu phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại.

Ngoài ra, có ba màu để biểu thị mức giá:

–        Màu đỏ: giá giảm.

–        Màu xanh: giá tăng

–        Màu vàng: giá bằng.

Biểu đồ giá sản phẩm phái sinh hàng hóa
Biểu đồ giá sản phẩm phái sinh hàng hóa
  • Độ sâu thị trường

Cung cấp cho nhà đầu tư danh sách 10 mức giá gần nhất với giá khớp lệnh và khối lượng chờ (chờ mua, chờ bán) tương ứng.

  • Khớp lệnh theo bước giá

Danh sách giá đã khớp lệnh trong phiên giao dịch và khối lượng mua/bán tương ứng

  • Vùng cập nhật tin tức thị trường

Các tin tức mới nhất về thị trường sẽ được cập nhật liên tục ở mục này, các nhà đầu tư có thể thấy và cập nhật nhanh chóng.

  • Mục “Hướng dẫn giao dịch”

Cung cấp các kiến thức về hàng hóa phái sinh từ cơ bản đến nâng cao.

Thông tin thêm:

GIA CÁT LỢI
Thành viên TOP đầu thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Địa chỉ: 163 Nguyễn Thị Nhung, KDC Vạn Phúc 1, Quốc Lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 024 7109 9247
Print Friendly, PDF & Email