Hàng hóa phái sinh là gì? Bạn có thể xem chi tiết tại bài viết https://giacatloi.vn/hang-hoa-phai-sinh/
Bài này sẽ đề cập đến tính minh bạch của đầu tư phái sinh hang hóa và trả lời cho bạn câu hỏi “Có nên đầu tư hàng hóa phái sinh không?”

Hiện nay, Việt Nam ngày càng rộng mở cánh cửa giao thương quốc tế, kéo theo là nhu cầu về việc xây dựng các hệ thống trung gian giao dịch cho hàng hóa xuất nhập khẩu với thị trường toàn cầu.
Trên thế giới nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng, những hoạt động giao thương xuất nhập khẩu từ lâu đã được giao dịch trên các hệ thống điện tử, cho phép người tham gia lựa chọn nhiều phương thức thanh toán.

Từ 2018 mọi giao dịch hàng hóa được thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) nhờ vào Nghị định 51/2018/NĐ-CP bổ sung cho Nghị định 158/2006/NĐ-CP. MXV là đơn vị tổ chức thị trường hàng hóa tập trung duy nhất tại Việt Nam, chính thức vận hành thị trường hàng hóa cấp quốc gia từ ngày 17/8/2018.
MXV sở hữu công nghệ chuyển giao với nền tảng tối ưu về hỗ trợ giao dịch hàng hóa tốt nhất thế giới như CME, CBOT, ICE hay TOCOM. Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam thực hiện tất cả các nghiệp vụ giao dịch, thanh toán bù trừ, kiểm định, vận chuyển hàng hóa và chuyển giao thanh khoản…
Phái sinh hàng hóa kênh đầu tư an toàn, minh bạch, hiệu quả
Về tính pháp lý: Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam hoạt động theo giấy phép sửa đổi bổ sung số 486/GP-BCT do Bộ Công thương cấp ngày 8/6/2018.
Tính minh bạch: Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam liên thông với các Sở giao dịch hàng hóa thế giới nên thông tin về giá cả hàng hóa được công khai minh bạch rõ ràng, cập nhật biến động nhanh chóng.
MXV đăng ký danh sách Legal Entity Identifier (LEI) do The Financial Stability Board (FSB) áp dụng cho tất cả các giao dịch tài chính với các đối tác ở Châu Âu.
Tính thanh khoản: Với hàng chục triệu lot giao dịch, hàng triệu vị thế mở trong một tháng (31 triệu lot được giao dịch và hơn 7 triệu vị thế mở trong tháng 01/2020 – Số liệu từ Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam). Việc giao dịch trực tiếp với các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế như (CME Group-Mỹ 66,06 tỷ USD, ICE Futures Europe – 41,6 tỷ USD, TOCOM Nhật bản – 2.000 tỷ Yên – Năm 2018) quy mô toàn cầu tạo ra tính thanh khoản cao.
Tính hai chiều: Nhà đầu tư có thể liên tục mở và đóng vị thế (tức mua hoặc bán) trong phiên giao dịch để tìm kiếm lợi nhuận dựa trên biến động lên hoặc xuống của thị trường.
Tỷ lệ ký quỹ tốt: So với các kênh đầu tư truyền thống được pháp luật Việt Nam cho phép như chứng khoán hoặc bất động sản thì phái sinh hàng hóa có tỷ lệ ký quỹ vượt trội hơn hẳn (tối đa 1:30, tùy theo một số mặt hàng). Do đó nhà đầu tư không cần tốn quá nhiều vốn để giao dịch.
Giảm chi phí giao dịch: Khi tham gia chứng khoán nhà đầu tư sẽ chịu chi phí tối thiểu (0.4% giá trị hợp đồng). Trong khi đó, thị trường phái sinh hàng hóa chỉ trả (0.07% đến 0.14% giá trị hợp đồng). Ngoài ra không thu thêm bất kì một loại chi phí nào khác (không phí qua đêm, không lãi vay).
Từ những ưu điểm trên, có thể thấy phái sinh hàng hóa là một kênh đầu tư tiềm năng có khả năng sinh lời hiệu quả. Nếu bạn quan tâm và muốn tìm hiểu thị trường này, hãy để Công ty CP giao dịch hàng hóa Gia Cát Lợi đồng hành cùng bạn (thành viên kinh doanh được cấp phép của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam).

Những cơ hội khi giao dịch phái sinh hàng hóa
Phái sinh hàng hóa mở ra những cơ hội đối với nhà đầu tư, là kênh đầu tư mới mẻ đầy hứa hẹn.
1. Kênh phòng vệ rủi ro:
Giá cả tại thị trường hàng hóa thường xuyên di chuyển trong mô hình gần như không tương quan với cổ phiếu và trái phiếu. Tại thị trường này, hàng hóa sẽ được giao dịch tại các sàn trên toàn cầu. Kênh đầu tư này đặc biệt giảm thiểu rủi ro đáng kể cho các công ty xuất nhập khẩu. Bởi lẽ, nhà đầu tư có thể thực hiện các lệnh mua hoặc bán dựa trên sự theo dõi biến động giá của thị trường hàng hóa thế giới để đảm bảo được nguồn vốn của mình.
2. Kênh đầu tư dễ tham gia:
Nếu như trong thị trường trái phiếu chỉ có sự góp mặt của các “ông lớn” trong ngành tài chính, còn thị trường chứng khoán thì thiếu thông tin minh bạch, thì rõ ràng thị trường hàng hóa phái sinh có nhiều ưu điểm hơn. Khi chi phí cơ hội, chi phí giao dịch thấp, linh hoạt tự do trong giao dịch.
Là kênh đầu tư ít rủi ro nên các nhà đầu tư tham gia thị trường có thể bảo toàn được phần lợi nhuận mình có được, Khối lượng hàng hóa giao dịch lớn với sự tham gia của nhiều người trên thế giới. Các loại hợp đồng giao dịch đa dạng, có cả các giao dịch ngắn hạn và dài hạn. Điều này khác hẳn với đầu tư truyền thống, khi hoạt động mua vào và thu lại lợi nhuận phụ thuộc nhiều vào may rủi, mua vào và giữ lại với hy vọng giá tăng. Khi đầu tư phái sinh hàng hóa, nhà đầu tư có thể kiếm lời từ cả hai trường hợp giá tăng và giảm bằng việc mua vào hoặc bán ra.
Đặc biệt, kênh đầu tư hàng hóa mở ra cơ hội cho những nhà đầu tư cá nhân khi có giao dịch T+0 với hoạt động bán khống, đa dạng hóa danh mục đầu tư, nhất là trong trường hợp thị trường chứng khoán có giá xuống, vì giá cả thị trường hàng hóa có xu hướng biến động ngược chiều với thị trường chứng khoán.
Tất cả các nhà đầu tư (tổ chức, cá nhân) đều có thể tham gia giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam – Sở giao dịch hàng hóa được cấp phép bởi Bộ công thương thông qua thành viên kinh doanh và thành viên môi giới. Dừa vào từng loại hàng hóa khác nhau sẽ có mức ký quỹ khác biệt.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Hedging là gì? Cách ứng dụng để phòng ngừa rủi ro khi đầu tư
Biên độ dao động giá là gì ? Cách xác định biên độ dao động
Chênh lệch tỷ giá là gì ? Nguyên nhân chênh lệch tỷ giá
Cách đầu tư tài chính cá nhân an toàn ở các kênh chính thống
Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam là gì ? Chức năng & Quy định
Sell In May And Go Away Là Gì? Xu Hướng Trong Năm 2022
Siêu chu kỳ hàng hóa mới đang sắp bắt đầu trên toàn cầu?
Bảng giá phái sinh hàng hóa